Fibo - Kênh xu hướng
** Các khái niệm cơ sở trong phân tích kỹ thuật ** Các công cụ chỉ dẫn phân tích cơ bản |
Các khái niệm cơ sở trong phân tích kỹ thuật 3.1 Tiệm cận dưới và tiệm cận trên (Support and resistance) Hãy xem như công cụ tài chính là kết quả của cuộc đối đầu giữa “con bò đực” (người mua) và “con gấu” (người bán). “Con bò đực” đẩy giá lên cao hơn trong khi “con gấu” lại hạ giá xuống. Biến động chiếu hướng giá cả thực chất cho thấy ai sẽ thắng trong cuộc chiến này. Tiệm cận dưới là đường mà “con bò đực” (người mua) kiểm soát giá và ngăn không cho giá xuống thấp hơn. Trái lại, tiệm cận trên là điểm mà người bán (con gấu) kiểm soát giá và ngăn không cho giá lên cao hơn. Mức giá mà một giao dịch thực hiện được là giá mà tại đó “con bò đực” và “con gấu” đồng ý tiến hành giao dịch. Điều đó thể hiện sự nhất trí các kỳ vọng của họ. Đường tiệm cận dưới chỉ giá mà tại đó phần lớn các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ lên cao hơn. Đường tiệm cận trên chỉ giá mà tại đó phần lớn các nhà đầu tư nhận thấy giá sẽ xuống thấp hơn. Tuy nhiên, các kỳ vọng của nhà đầu tư lại thường thay đổi theo thời gian và thay đổi này thường là bất ngờ. Trường hợp vượt mức đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới là đáng chú ý và tái xuất hiện nhiều nhất trên biểu đồ giá. Đường vượt khỏi tiệm cận trên / tiệm cận dưới có thể được hình thành từ những thay đổi cơ bản trên hoặc dưới kỳ vọng của nhà đầu tư (ví dụ như thay đổi về thu nhập, quản lý, cạnh tranh…) hoặc bằng việc tự dự đoán (nhà đầu tư mua vì họ cho rằng giá sẽ lên). Nguyên nhân thì không quan trọng bằng hiệu quả : kỳ vọng mới phát sinh dẫn đến các mức giá mới. Các đường tiệm cận trên/ tiệm cận dưới bị tác động bởi yếu tố chủ quan nhiều hơn. Tiệm cận trên chuyển thành tiệm cận dưới Khi đường tiệm cận trên bị “phá vỡ” thành công thì sẽ chuyển thành đường tiệm cận dưới. Tương tự, khi đường tiệm cận dưới bị “phá vỡ” thành công thì sẽ chuyển thành đường tiệm cận trên. Nguyên nhân của việc này là “thế hệ” bò đực mới xuất hiện và thế hệ mới này lại từ chối mua khi giá xuống thấp. Giờ đây, thế hệ mới này lại sẵn sàng mua tại bất kỳ thời điểm nào mà giá trở lại mức trước. Tương tự, khi giá xuống dưới đường tiệm cận dưới thì mức này thường chuyển thành đường tiệm cận trên và giá thường khó có thời điểm phá vỡ. Khi giá đến gần đường tiệm cận dưới trước thì nhà đầu tư cố gắng giới hạn lỗ bằng cách bán đi. Sự hối tiếc của các nhà giao dịch Sau khi đường tiệm cận trên / tiệm cận dưới bị phá vỡ, thông thường thì các nhà giao dịch sẽ tự hỏi mức giá mới dựa trên thực tế có thể đạt tới mức nào. Ví dụ như sau khi đường cắt nằm trên đường tiệm cận trên, cả người mua và người bán đều có thể đặt câu hỏi về tính hiệu lực của giá mới và có thể quyết định bán. Điều này tạo nên hiện tượng có liên quan đến “sự hối tiếc của các nhà giao dịch” : giá trở lại đường tiệm cận trên / tiệm cận dưới theo giá phá vỡ xu hướng cũ. Tác động giá tiếp theo giai đoạn phục hồi này mang tính quyết định. Có thể xảy ra một trong hai tình huống : cả sự nhất trí của các kỳ vọng lẫn giá mới đều không được bảo đảm trong trường hợp giá sẽ trở lại mức trước đó hoặc các nhà đầu tư sẽ chấp nhận giá mới trong trường hợp giá sẽ tiếp tục theo hướng phá vỡ xu hướng cũ tạo xu hướng mới. Ở trường hợp thứ nhất, sự nhất trí của các kỳ vọng là giá mới cao hơn không được bảo đảm và sẽ hình thành “cái bẫy của con bò đực” kinh điển (hay còn gọi là phá vỡ xu hướng cũ theo chiều hướng xuống). Ví dụ như giá phá vỡ xu hướng cũ tại đường tiệm cận trên xác định (gọi đàn “bò đực” kỳ vọng giá sẽ cao hơn) và sau đó giá xuống thấp hơn đường tiệm cận trên và “con bò đực” nắm cổ phiếu trên mức giá. Cũng tương tự như thế đối với cái bẫy của “con gấu”. Giá hạ xuống dưới đường tiệm cận dưới và đủ thời gian để “con gấu” bán (hoặc bán trong khoảng thời gian ngắn) và sau đó khôi phục trên đường tiệm cận dưới để “con gấu” ra khỏi thị trường. Tình huống khác có thể xảy ra liên quan đến sự hối tiếc của các nhà giao dịch là kỳ vọng của các nhà đầu tư có thể thay đổi dẫn đến mức giá mới có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này thì giá sẽ tiếp tục chuyển theo hướng tham gia thị trường. Có một phương pháp xác định số lượng kỳ vọng theo sự phá vỡ xu hướng cũ rất hiệu quả là xác định số lượng cùng với giá phá vỡ xu hướng cũ. Nếu giá phá vỡ đường tiệm cận trên/tiệm cận dưới với một lượng lớn tăng thêm và giai đoạn phục hồi của các nhà giao dịch tương đối chậm thì có nghĩa là kỳ vọng mới sẽ chi phối (chỉ một số ít các nhà đầu tư cảm thấy hối tiếc). Trái lại, nếu đường phá vỡ xu hướng tương đối vừa phải và giai đoạn “phục hồi” tăng thêm thì điều này cho thấy rất ít nhà đầu tư thay đổi kỳ vọng và sự quay về kỳ vọng ban đầu (ví dụ như giá ban đầu) được đảm bảo. 3.2 Yếu tố Cung và cầu Không có gì là khó hiểu đối với khái niệm tiệm cận dưới và tiệm cận trên: đó là cung và cầu theo lối kinh điển. Hãy nhớ lại loại “Econ 101”, đường cung/cầu chỉ lượng cung và cầu sẽ có tại mức giá định sẵn. Đường cung chỉ số lượng (ví dụ số lượng cổ phiếu) mà người bán sẵn sàng cung ứng tại mức giá định sẵn. Khi giá tăng, số lượng người bán cũng như các nhà đầu tư muốn bán giá cao hơn cũng tăng. Đường cầu chỉ số cổ phiếu mà người mua sẵn sàng mua tại mức giá đưa ra. Khi giá tăng, số lượng người mua cũng như các nhà đầu tư mua với giá cao hơn bị giảm đi. Tại bất kỳ giá nào được đưa ra, biểu đồ cung/cầu cũng hiển thị số lượng người mua và bán. Trong thị trường tự do, các đường hiển thị này luôn thay đổi. Kỳ vọng của các nhà đầu tư thay đổi, vì thế người mua và người bán cảm thấy giá cả có thể chấp nhận được. Đường cắt nằm trên đường tiệm cận trên cho thấy sự thay đổi theo chiều hướng lên ở đường cầu vì có nhiều người mua sẵn sàng mua với giá cao hơn. Tương tự, đường cắt nằm dưới đường tiệm cận dưới cho thấy đường cung có hướng đi xuống. Nguyên tắc cơ bản của hầu hết các công cụ phân tích kỹ thuật được thiết lập trên khái niệm cung và cầu. Biểu đồ giá của công cụ tài chính cho chúng ta cái nhìn thấu đáo về những thế mạnh này khi thực hiện. 3.3 Khoảng thời gian dao động Không kể đến “khoảng thời gian dao động” của dữ liệu trên biểu đồ của bạn (ví dụ như biểu đồ theo từng giờ, ngày, tuần, tháng…), cần phải có các nguyên tắc cơ bản của phân tích kỹ thuật. Thời cơ xuất hiện bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian dao động. Tuy nhiên, sự sắp xếp các công cụ phân tích kỹ thuật theo yêu cầu của khách hàng là cần thiết đối với mỗi khoảng thời gian. Trên biểu đồ tuần, đơn vị tính trên trục thời gian là một tuần. Do đó, trên biểu đồ tháng, mỗi thanh thể hiện hoạt động giá cả của một tháng trọn vẹn. Rõ ràng là để kiểm soát khoảng thời gian lâu hơn và có thể phân tích xu hướng dài hạn thì phải điều tiết hoạt động giá cả. Ví dụ như biểu đồ tuần có thể kiểm soát khoảng thời gian 5 năm và hơn nữa, biểu đồ tháng có thể kiểm soát 20 năm hoặc hơn. Đây là cách mà nhà phân tích quản lý tầm nhìn xa và có thể đánh giá thị trường về cơ hội lâu dài thực sự quan trọng khi tiến hành phân tích kỹ thuật. Trình tự nghiên cứu biểu đồ giá là rất quan trọng đối với việc phân tích chuyên sâu. Kinh nghiệm cho thấy thường bắt đầu từ phân tích biểu đồ dài hạn và sau đó chuyển dần đến biểu đồ ngắn hạn. Sẽ ít có “xáo trộn” hơn đối với khoảng thời gian dài hạn và đó là lý do tại sao mô hình đồ thị, các đường xu hướng cơ bản và các đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới được nhìn thấy rõ ràng hơn. Điều này lý giải cho loại hình công việc với khoảng thời gian số liệu. Nếu chúng ta bắt đầu nghiên cứu thị trường ngắn hạn thì sau đó cùng với việc triển khai phân tích số liệu, chúng ta sẽ phải xem xét lại các kết luận tối thiểu là vài lần. Trong thời gian dài thì các kết quả ngắn hạn có thể còn làm thay đổi hoàn toàn sau khi nghiên cứu biểu đồ dài hạn. Nếu trước tiên chúng ta bắt đầu phân tích các khoảng thời gian dài hơn thì chúng ta có thể thiết lập thị trường với tiềm năng dài hạn. Sau đó, chúng ta có thể chuyển sang nghiên cứu biểu đồ với khoảng thời gian ngắn hơn. Đây là cách mà nhà phân tích đi từ phân tích “vĩ mô” sang “vi mô”. Ở giai đoạn cuối của phân tích, chúng ta sẽ xác định điểm “tham gia thị trường”, ví dụ như điểm mở một vị thế. Giai đoạn cuối của phân tích càng ngắn thì độ chính xác để xác định điểm tham gia thị trường càng cao. 3.4 Hệ thống giao dịch / Trading System Hệ thống giao dịch (TS) là một tập hợp các chỉ dẫn đưa ra lời khuyên nên mở hoặc đóng các vị thế giao dịch căn cứ trên kết quả của phân tích kỹ thuật. Hệ thống giao dịch cho phép ngăn chặn tính tùy tiện trong tiến trình giao dịch. Sự tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống cho phép loại trừ yếu tố cảm tính trong giao dịch. Vì lý do này, phải tuân thủ các hướng dẫn của hệ thống một cách nghiêm ngặt cho dù một vị thế sinh lợi tiềm năng có thể không được mở. Điều đầu tiên bạn cần phải thực hiện khi thiết lập hệ thống giao dịch là chọn lựa các khoảng thời gian hoặc khoảng thời gian dao động mà bạn sẽ tiến hành. Số tiền ký quỹ ban đầu và các nguyên tắc về quản lý vốn là những hạn chế trong lĩnh vực này. Sẽ có ít “xáo trộn về tài chính” trong khoảng thời gian dài hạn hơn khoảng thời gian ngắn hạn. Phân tích kỹ thuật dài hạn thì chính xác hơn và giảm thiểu sự sai lệch. Khoảng thời gian dài hạn thích hợp để đạt yêu cầu công việc nhưng đòi hỏi ký quỹ ban đầu lớn hơn. Khoảng thời gian dao động ngắn hơn có xái trộn nhiều hơn và do đó mà phân tích kỹ thuật sẽ ít chính xác hơn và cho các tín hiệu sai lệch nhiều hơn. Trong trường hợp ký quỹ ban đầu có mức vừa phải, không nên hướng việc giao dịch đến khoảng thời gian dao động dài, tốt hơn là thử ở mức trung bình và ngắn hạn trước tiên. Đối với khoảng thời gian dài hơn, sự biến động giá có thể không thấy rõ nhưng các biến động này có thể đủ đáng kể để “nuốt chửng” toàn bộ số tiền ký quỹ ban đầu. Do đó, hạn chế đầu tiên của hệ thống giao dịch là tiền ký quỹ ban đầu sẽ xác định việc lựa chọn khoảng thời gian dao động. Xin hãy luôn ghi nhớ rằng việc thiết lập các công cụ phân tích cho mỗi giai đoạn được lựa chọn riêng lẻ từng cái một. Bên cạnh đó, nếu thực hiện việc phân tích trong khoảng thời gian dao động ngắn thì yêu cầu đối với các công cụ phân tích càng đòi hỏi cao càng tốt. Nhệm vụ thứ hai của hệ thống giao dịch là xác định điểm tham gia thị trường với sự hỗ trợ của phân tích kỹ thuật. Trong bất kỳ hệ thống giao dịch nào, bất kể công cụ phân tích thế nào đi nữa thì nhà phân tích cũng phải bắt đầu từ khoảng thời gian dao động lớn và chuyển dần sang khoảng thời gian dao động thấp hơn. Điều đầu tiên cần phải xác định là toàn bộ các điều kiện thị trường hiện tại. Ví dụ như nếu giao dịch của chúng ta được chỉ dẫn bởi xu hướng thì trước tiên chúng ta phải xác định xu hướng toàn cầu. Ngay cả khi một tín hiệu mua xuất hiện tại thời điểm xu hướng có chiều hướng giảm thì không nên mở vị thế trong hệ thống giao dịch như thế. Sau đó thì phân tích các điều kiện thị trường trong các khoảng thời gian ít đặt lệnh hơn. Sau cùng là phân tích khoảng thời gian dao động. Nếu xuất hiện một tín hiệu xác nhận trong khoảng thời gian dao động dài thì có thể mở vị thế ngay tức thời. Tuy nhiên, để xác định điểm tham gia thị trường tối ưu thì có thể thực hiện thêm việc phân tích trong khoảng thời gian dao động ngắn hơn. Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống giao dịch là xác định điểm kết thúc. Bất kỳ hệ thống nào cũng không chỉ đòi hỏi cung cấp tín hiệu để mở một vị thế mà còn ước tính các mức lợi nhuận. Lệnh Thu Lợi Nhuận sẽ được đặt sau cấp độ này. Cũng cần thiết xác định mức dừng lỗ trong trường hợp thị trường bắt đầu chuyển sang hướng đối ngược. Đặt lệnh Dừng lỗ tại cấp độ này. Nói cách khác, hệ thống giao dịch phải xác định một cách chính xác cho đến cấp độ nào thì vị thế sẽ được mở để nhận lợi nhuận tối đa và xác định kỹ thuật dừng lỗ trong trường hợp thị trường phát triển theo chiều hướng không thuận lợi. Các công cụ chỉ dẫn phân tích cơ bản 1. Đường chỉ xu hướng Việc phá vỡ đường tiệm cận trên hoặc tiệm cận dưới đưa đến sự thay đổi kỳ vọng của các nhà giao dịch (là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của đường cung/cầu). Kiểu thay đổi này thường bất ngờ và “dựa trên thời sự”. Các thay đổi này có thể có xu hướng nhất định. Xu hướng thể hiện sự thay đổi nhất quán về giá cả. Xu hướng khác đường tiệm cận trên/tiệm cận dưới ở chỗ xu hướng thể hiện sự thay đổi trong khi đường tiệm cận trên/tiệm cận dưới ngăn chặn việc thay đổi. Xu hướng đi lên được xác định bởi mức giá thấp liên tục cao hơn. Xu hướng đi lên có thể được xem là đường tiệm cận dưới đi lên : “con bò đực” đang kiểm soát và đẩy giá lên cao hơn. Xu hướng đi xuống được xác định bởi mức giá cao liên tục thấp hơn. Xu hướng đi xuống có thể được xem là đường tiệm cận trên đi xuống : “con gấu” đang kiểm soát và đẩy giá xuống thấp hơn. Cũng như giá thâm nhập vào đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới khi kỳ vọng thay đổi, giá có thể thâm nhập đường xu hướng lên và xuống. Khối lượng tăng khi đường xu hướng bị thâm nhập. Cùng với đường tiệm cận trên và dưới, thông thường thì sự hối tiếc của các nhà giao dịch cũng đi cùng với việc thâm nhập đường xu hướng. Một lần nữa, khối lượng giao dịch là mấu chốt để xác định tầm quan trọng của việc tham gia xu hướng. 2. Chuyển động trung bình Là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và lâu đời nhất. Đường chuyển động trung bình là giá trung bình của công cụ tài chính trên thời gian xác định. Khi tính đường chuyển động trung bình, bạn có thể xác định khoảng thời gian để tính giá trung bình. Ví dụ khoảng thời gian có thể là 25 ngày. Một đường chuyển động trung bình “đơn giản” được tính bằng cách cộng công cụ giá vào khoảng thời gian “n” gần đây nhất và sau đó chia cho “n”. Ví dụ như cộng giá cuối ngày của một công cụ tính cho 25 ngày gần đây nhất và sau đó chia cho 25. Kết quả là giá trung bình của công cụ tính trên 25 ngày sau cùng. Kết quả tính toán này được thực hiện tại mỗi thời điểm trên biểu đồ. Lưu ý rằng không thể tính được chuyển động trung bình khi không có dữ liệu khoảng thời gian “n”. Ví dụ như không thể hiển thị chuyển động trung bình của 25 ngày khi chưa có ngày thứ 25 trên biểu đồ. Chuyển động trung bình thể hiện sự thống nhất các kỳ vọng của nhà đầu tư trên khoảng thời gian định sẵn. Nếu công cụ giá trên mức chuyển động trung bình thì có nghĩa là kỳ vọng hiện thời của nhà đầu tư (ví dụ như giá hiện tại) cao hơn giá trung bình trong 25 ngày cuối và nhà đầu tư làm tăng giá cổ phiếu trên công cụ. Trái lại, nếu giá của ngày hôm nay dưới mức chuyển động trung bình thì có nghĩa là kỳ vọng hiện thời thấp hơn mức trung bình trong 25 ngày cuối. Cách lý giải của sử dụng chuyển động trung bình theo lối kinh điển là giám sát sự biến động về giá cả. Nhà đầu tư thường mua khi công cụ giá tăng trên mức chuyển động trung bình và bán khi giá xuống thấp hơn mức chuyển động trung bình. Những thuận lợi Thuận lợi của hệ thống chuyển động trung bình theo cách này (ví dụ như bán và mua khi giá thay đổi thông qua chuyển động trung bình) là bạn sẽ luôn ở bên “đúng” của thị trường : giá không thể lên quá cao khi chưa vượt trên mức giá trung bình. Bất lợi là bạn sẽ luôn mua và bán chậm. Nếu xu hướng không kéo dài trong một khoảng thời gian đáng kể, thông thường là gấp đôi lượng thời gian của chuyển động trung bình thì bạn sẽ mất tiền. Sự hối tiếc của nhà giao dịch Chuyển động trung bình thường biểu thị sự hối tiếc của các nhà giao dịch. Do đó, công cụ thường phá vỡ xu hướng của chuyển động trung bình dài hạn và sau đó trở lại mức trung bình của nó trước khi tiếp tục đường đi của mình. Kỹ thuật phân tích các đường thẳng Trong phân tích kỹ thuật, các đường kẻ và các thông số hình học dùng để biểu thị trên biểu đồ giá hoặc là các công cụ sử dụng biểu đồ được gọi là các đường chỉ dẫn. Những đường này bao gồm Đường tiệm cận trên, tiệm cận dưới và Đường xu hướng đã được mô tả ở trên, cùng với các đường sau: 3. Các công cụ Fibonacci Leonardo Fibonacci là một nhà toán học người Ý, sinh năm 1170 sau công nguyên. Ông được xem là người tìm ra hàng loạt các con số trong quá trình nghiên cứu Kim tự tháp. Các con số của Fibonacci là một chuỗi số học mà mỗi số sau được tính bằng cách tính tổng hai số trước đó. Ví dụ: 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144,… Các con số này có một mối liên hệ khá kỳ lạ với nhau. Ví dụ, mỗi số trong dãy số gần gấp 1.618 lần so với số trước nó và gấp 0.618 lần số đứng sau. Đây là các công cụ kỹ thuật phổ biến để phân tích kỹ thuật dựa trên dãy số của Fibonacci. Nguyên tắc chung của các công cụ này là khi giá thực tế gần bằng giá trị của các đường thẳng được dựng nên bởi các kỹ thuật liên quan đến dãy số Fibnonacci thì xu hướng giá có thể sẽ thay đổi.
Fibonacci Arcs Fibonacci Arcs được xây dựng như sau: đầu tiên, đường xu hướng được vẽ từ hai điểm cực độ, ví dụ, từ cực tiểu đến cực đại đối diện. Sau đó, ba đường hình cung sẽ được xây dựng với tâm trùng với điểm cực trị thứ 2 và cắt đường xu hướng tại mức Fibonacci 38.2, 50 và 61.8%. Fibonacci Arcs được xem như là các đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới tiềm năng. Fibonacci Arcs và Fibonacci Fans thường được sử dụng với nhau trên biểu đồ và đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới được xác định bởi giao điểm của các đường này. Lưu ý rằng các giao điểm của các đường cung và đường biểu thị giá có thể thay đổi tùy thuộc vào tỉ lệ của biểu đồ bởi vì đường cung là một phần của đường tròn và hình dạng luôn không đổi. Fibonacci Fan Fibonacci Fan là một công cụ được xây dựng như sau : một đường xu hướng – ví dụ vẽ một đường nối 2 điểm cực trị. Sau đó, một trục dọc “vô hình” được vẽ một cách tự động đi ngang qua điểm cực đại thứ hai. Và sẽ có 3 đường xu hướng được vẽ từ điểm cực trị thứ nhất, các đường này cắt đường dọc vô hình tại mức Fibonacci bằng 38.2, 50 và 61.8%. Những đường thẳng này được xem là đại diện cho đường tiệm cận trên và tiệm cận dưới. Để có thể đạt hiệu quả cao hơn trong việc dự đoán giá, chúng ta nên sử dụng các công cụ Fibonacci khác cùng với Fibonacci Fan. Fibonacci Retracement Đường Fibonacci Retracement được xây dựng như sau: đầu tiên, đường xu hướng được vẽ giữa hai điểm cực trị, ví dụ, từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại đối diện. Sau đó, 9 đường ngang cắt đường xu hướng ở các mức Fibonacci 0.0, 23.6, 38.2, 50, 61.8, 100, 161.8, 261.8 và 423.6% được vẽ. Sau một mức tăng hay giảm rõ rệt, giá thường sẽ trở lại mức trước đó nhằm điều tiết cho một phần cần thiết (và thỉnh thoảng tới khi hoàn thành) của những thay đổi ban đầu. Giá thường chạm tiệm cận trên/tiệm cận dưới tại hoặc gần các mức Fibonacci Retracement trong một quá trình thay đổi tuần tự. Fibonacci Time Zones Fibonacci Time Zones là một loạt các đường dọc cách nhau 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…Các thay đổi giá mạnh thường nằm gần các đường này. Để xây dựng công cụ này, phải xác định 2 điểm để có thể biết được chiều dài của khoảng cách đơn vị. Mọi đường thẳng khác được xây dựng dựa trên các khoảng cách đơn vị và các số Fibonacci. Fibonacci Expansion Fibonacci Expansion tương tự như Fibonacci Retracement và dùng để xác định điểm kết thúc của bước sóng thứ 3. Không như Fibonacci Retracement, công cụ này được xây dựng không chỉ dựa trên một đường xu hướng, mà dựa trên 2 bước sóng. Đầu tiên, vẽ đường thẳng xu hướng cho bước sóng thứ nhất, độ cao của nó sẽ được dùng làm đơn vị khoảng cách. Điểm kết thúc bước sóng thứ hai là điểm mang tính tham khảo để dựng một trục thẳng đứng vô hình. Các đường thẳng tương ứng khác được vẽ từ điểm tham khảo đó trên các khoảng cách bằng 61.8%, 100% và 161.8% của khoảng cách đơn vị (xác định khi dựng đường thẳng thứ nhất). Bước sóng thứ ba sẽ kết thúc gần các mức này. Fibonacci Channel Fibonacci Channel được tạo nên bằng các đường xu hướng song song. Để xây dựng công cụ này, bề rộng của kênh được sự dụng là bề rộng đơn vị. Sau đó, các đường thẳng song song sẽ được vẽ tại các điểm giá trị tương ứng với dãy số Fibonacci, bắt đầu là 0.618 bề rộng đơn vị, sau đó 1.000, 1.618, 2.618, 4.236 lần… Sau bước sóng thứ năm, có thể dự đoán được sự thay đổi của xu hướng. Nên nhớ rằng để dựng Kênh Fibonacci đúng thì phải dựa vào đường giới hạn tầm trên của kênh khi xu hướng tăng và tầm dưới của kênh khi xu hướng giảm. |