Tìm hiểu các Thông tin cơ bản
** Current Account – Tài khoản vãng lai ** Chỉ số CPI/PPI |
Current Account – Tài khoản vãng lai Thâm hụt tài khoản vãng lai có lẽ là thước đo tổng quát nhất về các hoạt động giao dịch của khu vực Châu Âu…vì nó đo lường lượng xuất siêu trong nên kinh tế khu vực(TỔNG XUẤT KHẨU – (trừ)TỔNG NHẬP KHẨU). Nếu số liệu thấp hơn mức dự báo, đồng nghĩa với việc có khả năng đồng EUR sẽ giảm nhẹ giá. Nhưng cũng cần chú ý vấn đề này, nếu kết quả báo cáo cho thấy tốt hơn hay thậm chí thấp hơn mức dự báo…không có nghĩa sẽ khiến traders có hành động vội vã. Thông thường báo cáo tài khoản vãng lai sẽ được công bố vào mỗi tháng, và thường số liệu có khunh hướng đi cùng với số liệu của cán cân thương mại – Trade Balance..đã được công bố trước đó 1,2 ngày trước. Mức thâm hụt tài khoản vãng lai thong thường được diễn dịch theo một chiều, số liệu báo cáo cho kết quả (-) càng lớn…thì điều đó có nghĩa khiến đồng EUR mất giá. Do bởi vì tài khoản vãng lai phản ánh lượng xuất siêu của nền kinh tế khu vực chung Châu Âu, và do đó nếu số liệu báo cáo (-) … điều đó cho thấy khu vực đồng EUR đang trong tình trạng có lượng nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu. – là dấu hiệu xấu cho các ngành, lĩnh vực kinh tế trong khu vực…đồng thời cũng ngụ ý nói lên rằng lượng EUR chảy ra khỏi khu vực chung Châu Âu nhiều hơn là chày ra. Tuy nhiên, số liệu (-)…không phải là vấn đề các trader thật sự quan tâm, nhưng vấn đề quan tâm của các trader là số liệu thay đổi như thế nào. Tính logic của vấn đề này nằm ở chổ - giống như cách diễn giải về GDP – là nếu số liệu báo cáo thấp hơn mức dự báo, điều đó có thể gấy tác động xấu đến đồng EUR, và ngược lại nếu số liệu cho thấy khả quan hơn mức dự báo…có nghĩa là tín hiệu lạc quan & khả năng tăng giá của đồng EUR (mặc dù số liệu báo cáo vẫn là con số (-)). Tuy nhiên, kết quả báo cáo của tài khoản vãng lai không thể được diễn dịch chỉ dựa vào kết quả số liệu đơn độc này không…bởi vì con số bên trong nói lên rất nhiều điều so với chỉ nhìn vào con số báo cáo. Ví dụ như, số liệu báo cáo càng là con số (-)…là chỉ báo tàm giảm lượng xuất siêu, nhưng đồng thời cũng là tín hiệu lạc quan bảo trợ có các chỉ báo kinh tế khác, như chi tiêu tiêu dùng. Nếu người dân khu vực Châu Âu chi tiêu nhiều hơn, có nghĩa là số tiền đó sẽ được sử dụng phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng từ nước ngoài…vì lúc đó đều kiện tài chính của họ cho phép họ chi tiêu như vậy. Do vậy, việc giảm xuất siêu không có nghĩa là tín hiệu xấu cho nền kinh tế khu vực. Đơn giản có nghĩa là người tiêi dùng sẽ mua những mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho nhu cầu của họ..vì điều kiện kinh tế của họ khá giả hơn. Xu hướng nói chung các quốc gia công nghiệp hóa phương tây…là nếu số liệu báo cáo tài khoản vãng lai càng là con số (-), thì có nghĩa là dấu hiệu không tốt cho các nền công nghiệp nội địa. Vì vậy, nếu số liệu tệ hơn mức dự báo….cũng có thể làm mất giá đồng EUR…nhưng không nhiều và không tác động mạnh lắm. Chỉ số CPI/PPI: Chỉ số giá sản xuất của Mỹ. Vậy chỉ số này ý nghĩa là gì? Trước khi tìm hiểu chỉ số này, Forexngo muốn nói sơ qua về chỉ số CPI – Chỉ số giá tiêu dùng…là chỉ số hết sức quan trọng đo lường mức độ lạm phát…và dự báo động thái mới của FED về vấn đề lãi suất. Chỉ số giá tiêu dùng – CPI là một trong những thước đo kinh tế quan trọng đo lường mặt bằng LẠM PHÁT. Thường thì FED & các nhà đầu tư theo dõi rất sát số liệu báo cáo của chỉ báo này để nắm bắt & dự báo LÃI SUẤT cho thời gian tới. Lãi suất rất quan trọng vì không những lãi suất có ảnh hưởng trực tiếp đến DÒNG VÀO TƯ BẢN đối với Mỹ, mà lãi suất còn thể hiện tất nhiều về mặt MUA BÁN HÀNG HAI với các cặp tiền có đồng USD là đồng tiền cơ sở. Nếu số liệu lạm phát này cao hơn mức dự báo, nhà đầu tư sẽ hiểu rằng có thể trong tương lai ngắn lãi suất sẽ tăng đột ngột…và do đó nhà đầu tư sẽ đổ xô đi mua USD. Ngược lại, nếu số liệu thấp hơn dự báo…sẽ khiến nhà đầu tư đứng ngoài chờ đợi, quan sát…cho đến khi FED thật sự có động thái mới. Về cơ bản, giao dịch theo kết quả CPI có số liệu thấp hơn dự báo… thì thật sự khó hơn so với khi giao dịch theo kết quả có số liệu tốt hơn dự báo…do đặc tính hết sức tư nhiên của các diễn dịch & cách hiểu khác nhau của nhà đầu tư. Nếu số liệu CPI có mức tăng đáng kể…điều đó có nghĩa là đồng USD sẽ tăng giá, nhưng nếu số liệu CPI giảm…thì hoàn toàn không có nghĩa là đồng USD sẽ bị bán tháo. Nhà đầu tư cũng nên chú ý vấn đề này, CPI đo lường mức độ LẠM PHÁT chỉ ở trong vòng mức độ bán lẻ - người tiêu dùng, trong khi đó Chỉ số giá sản xuất – PPI thì đo lượng lạm phát ở mức độ quy mô lớn là bán sỉ - nhà sản xuất. Và như vậy, chúng ta thấy mặc dù cả hai chỉ số CPI & PPI đều đo lường mức độ thay đổi giá của các loại hàng hóa và dịch vụ, tuy nhiên về cơ bản…chúng ta thấy có sự khác biệt rõ ràng gữa 2 loại chỉ số này. Vậy khác biệt đó là như thế nào? Thứ 1: CPI được chính phủ Mỹ sử dụng để tính toán đo lường mức lạm phát tổng thể của nền kinh tế, trong khi đó PPI chỉ được sử dụng để xem xét mức thay đổi giá cả trung bình của các nhà sản xuất trong nước. Thứ 2: Mục tiêu chính khi sử dụng số liệu CPI là nhằm để điều chỉnh thu nhập và chi phí. Có nghĩa là tính đến doanh số và thuế, vì những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến đến người tiêu dùng…vì lúc đó người tiêu dùng phải trả chi phí cho hàng hóa và dịch vụ họ sử dụng cao hơn. Ngược lại, đối với chỉ số PPI, thì thuế và doanh số đã không được tính đến…vì những yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp đến nhà sản xuất. Do đó, CPI thường được sử dụng để tính toán mức thay đổi mức sống người tiêu dùng bằng cách điều chỉnh nguồn thu nhập & chi phí. Trong khi đó, PPI thường được sử dụng để tính toán mức tăng trưởng thực bằng cách điều chỉnh nguồn thu nhập tăng giả tạo(do lạm phát) Thứ 3: Khác nhau về đo lường các sản phẩm & dịch vụ mục tiêu. PPI thì đo lường sản lượng tổng thể của các nhà sản xuất, đo đó chỉ số này rất bao quát không những bao gồm các sản phẩm và dịch vụ mà các nhà sản xuất mua vào như là đầu vào của họ phục vụ cho sản xuất hay đều tư của các đơn vị này, ngoài ra chỉ báo này cũng bao gồm luôn cả sản phẩm và dịch vụ được người tiêu dùng mua từ các đại lý bán lẻ hay mua trực tiếp từ nhà sản xuất. Trong khi đó, chỉ số CPI chỉ tính đến các sản phẩm & dịch vụ được mua dùng cho mục đích tiêu thụ là chính và chỉ tính đến lượng tiêu thụ của người Mỹ trong các khu vực thành thị. Thứ 4: CPI tính cả giá nhập khẩu hàng hóa hay dịch vụ, trong khi PPI thì không tính đến giá nhập khẩu. Thứ 5: CPI quan sát giá của 18 ngày đầu tiên trong tháng, trong khi đó PPI chỉ quan sát giá một ngày cụ thể. Như vậy, hai chỉ số này có sự khác biệt rõ ràng và cũng do tùy ý định sử dụng để đo lương các yếu tố khác nhau của hoạt động kinh tế. bài viết : Forexngo |
Thông tin khác
-
Basic Technical Analysis Trading - 2022-10-08 13:31:45
-
Ưu điểm của thị trường Forex - 2022-10-08 13:34:42
-
Chuyên đề : Tìm hiểu cục dự trữ liên bang Mỹ - FED - 2022-10-08 13:32:52
-
Chơi vàng là gì ? Vàng tài khoản là gì ? - 2022-10-08 13:32:46
-
Đức tính kiên nhẫn và bình tĩnh xử lý tình huống là đức tính cần thiết cho 1 trader - 2022-10-08 13:32:28
-
Cấu trúc thị trường Forex - 2022-10-08 13:32:02
-
Cách qui đổi giá Vàng thế giới và Vàng trong nước - 2022-10-08 13:31:51
-
Phân tích cơ bản thông tin kinh tế Forex - 2022-10-08 13:35:35
-
Phân tích kỹ thuật : Ichimoku - 2022-10-08 13:35:42
-
Các trang web tài chính hữu ích - 2022-10-07 21:07:54